4 tháng 12, 2014

Du lịch Sapa

Tháng 9 đến tháng 11 là quãng thời gian phong cảnh Sapa (tỉnh Lào Cai) vào độ đẹp nhất. Tiết trời dễ chịu, thiên nhiên và con người hòa như vào nhau, đẹp tựa bức tranh thủy mặc… Có thể nói, đó là những nét riêng ở Sapa đã níu chân du khách bấy lâu nay. Mời bạn khám phá thị trấn miền núi xinh đẹp này qua những điểm đến hấp dẫn nhất.

1. Chinh phục đỉnh Phan Si Păng – Nóc nhà Đông Dương
Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143 m), nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Tuy chỉ cách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam, nhưng nếu đi bộ, leo núi bạn phải mất 6 đến 7 ngày mới chinh phục được đỉnh núi này. Hiện nay, rất nhiều nhà leo núi cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư tìm đường chinh phục đỉnh Phan Si Păng. Họ có thể đi theo tour của các công ty du lịch hoặc tự tổ chức với sự dẫn đường của dân địa phương, người dân tộc Mông, Dao (ở bản Cát Cát).


Trên đường lên đỉnh núi, du khách sẽ được khám phá hệ động thực vật và thiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên. Tại đó có rất nhiều cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, các loại gỗ quý, chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương, các loài chim…


2. Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng nằm ngay sát ngay thị trấn Sapa, cách 3 km, du khách có thể đi bộ đến đó.

Trên núi Hàm Rồng có rất nhiều loài hoa khoe sắc, đặc biệt là hoa Lan Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng, bạn được ngắm toàn cảnh Sapa, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.


3. Nhà thờ cổ Sapa

Nhà thờ cổ tại trị trấn Sapa mù sương
Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá sapa được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương.

4. Bản Cát Cát

Đây là một bản lâu đời của người Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải… Bản Cát Cát ở gần thị trấn Sapa nên thu hút rất đông du khách ghé thăm. Hiện nay nơi đây đã được xây dựng thành khu du lịch Cát Cát.




5. Bản Tả Phìn

Bản Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng Đông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao Đỏ với nghề thổ cẩm nổi tiếng. 

Đến bản Tả Phìn, bạn có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh…
Ngoài ra, còn rất nhiều bản làng của đồng bào dân tộc để bạn ghé thăm khi du lịch Sapa như: bản Tả Van – của đồng bào người Mông, Giáy, Tày, Dao đỏ…; bản Ý Linh Hồ, bản Lao Chải – người H’mông đen (cách khoảng 7km về phía Tây Nam của thị trấn Sapa, cạnh suối Mường Hoa); bản Hồ của đồng bào Tày; bản Lao Chải của đồng bào H’mông đen (cách 8-9 Km về phía Đông Nam thị trấn Sapa, trên bờ phía Tây của sông Mường Hoa); bản Hồ của người Xá Phó…

6. Thung lũng mường Hoa – Bãi đá cổ Sapa

Thung lũng mường Hoa với những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ
Thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía Đông Nam. Từ thị trấn Sa Pa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao (có trạm thu phí 80.000 VND/người), bạn sẽ đến thung lũng Mường Hoa. Điều đặc biệt tại thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. 

Tại thung lũng Mường Hoa còn có con suối nhỏ xinh đẹp trải dài khoảng 15 km, qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ. nơi xưa kia, các nàng tiên nhà trời vẫn về đây tắm.  

Cầu Tình yêu bắc ngang suối Hoa.

7. Thác Bạc – Đỉnh Đèo
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía Tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc ào ào chảy xuống từ độ cao trên 200m vào dòng suối dưới thung lũng Ô Quy Hồ, tạo nên âm thanh núi rừng đầy ấn tượng. 

Tuy nhiên vào mùa xuân du khách nên cân nhắc trước khi tham quan Thác Bạc vì khi ấy thác rất ít nước. Đi thêm 3 km nữa từ Thác Bạc là du khách đến với địa danh Đỉnh Đèo. Nơi đây có tầm nhìn tuyệt đẹp lên Phan Si Păng, dưới sâu là con đường độc đạo đi sang Bình Lư.

8. Cổng trời

Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này. Đứng giữa cổng trời Sapa, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược, xa xa là Thác Bạc. Cũng ở cổng trời này bạn mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Phan Si Păng vời vợi lưng trời, bên dưới là những vực sâu thăm thẳm.

9. Thắng cảnh Hang Tiên

Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng. Thắng cảnh Hang Tiên là một Hạ Long thu nhỏ, gắn liền với sự tích về miếu thờ Ba Cô xã Bảo Nhai. Nhiều du khách đến đây vãn cảnh, tắm suối Tiên đắm mình trong ánh ban mai bên đảo hoa, đều cầu mong được ban phúc cho sắc đẹp, sức khỏe và phú quý.

10. Cốc San

Tọa lạc tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau. Từ quốc lộ 4D, có một con đường đất nhỏ dài khoảng hơn 1km dẫn vào Cốc San. Đường vào Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá, vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ. Có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động.


Núi Cô Tiên thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Theo tương truyền, có một nàng tiên xuống hạ giới du xuân, tới nơi đây thấy cảnh lạ thường, nên nặng lòng ở lại, vì vậy núi này được gọi là núi Cô Tiên.

Đá vợ đá chồng nằm trong khu di tích Bãi đá cổ Sa Pa, thuộc thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau. Hai tảng đá có liên quan đến truyền thuyết về mối tình thủy chung của đôi trai gái vượt lên mọi gian nan, thử thách, mong tìm đến với nhau và được sống hạnh phúc, nhưng khi sắp sửa gặp nhau thì họ đều đã bị hóa đá.


Thành cổ Trung Đô thuộc xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Thành cổ Trung Đô có những nhũ đá hình tháp cổ lấp lánh như lân tinh.

Chợ Sa Pa thuộc thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chợ Sa Pa là chợ của người H’Mông, người Dao được họp vào tối thứ bảy hàng tuần.là một hoạt động kinh tế văn hóa rất độc đáo, đây là nơi trao đổi mua bán nhiều loại hàng hóa, sản phẩm địa phương, đồng thời là dịp cho bà con vùng cao đi chợ phiên và thanh niên nam nữ các dân tộc hẹn hò gặp gỡ, ca hát giao duyên để tìm hiểu bạn đời qua khúc hát tỏ tình, qua tiếng sáo, tiếng khèn, đàn môi…

Chợ phiên Bắc Hà thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 60km. Bắc Hà là chợ phiên thuộc loại lớn nhất vùng cao biên giới.

Chợ Mường Hum thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 44km. Du khách lên tỉnh biên giới cực Bắc Lào Cai mà bỏ qua chợ phiên Mường Hum thì thật là tiếc. Như các chợ phiên khác ở đây, chợ Mường Hum họp vào chủ nhật hàng tuần, là ngày nhộn nhịp nhất của vùng núi cao Bát Xát.

Chợ Tình Sapa: Sau đêm giao duyên nhiều đôi trai gái đã trở nên thân thiết và quý mến nhau hơn, họ hen gặp lại nhau ở các phiên chợ tiếp theo. Mùa xuân năm sau nhiều trong số các cặp đôi đó đã trở thành bạn đời của nhau, trăm năm hạnh phúc. Tam sao thất bản mà người đời gọi đây là những phiên chợ tình của người sapa.

Chợ tình đã đi vào tiềm thức những người ở vùng xuôi về một phàm trù xã hội về tình yêu hay hôn nhân. Hiểu thì ai cũng có thể hiểu được phiên chợ độc đáo này nhưng chưa ai có thể hiểu một cách thấu đáo về phiên chợ này
Trớ trêu, những người yêu nhau lại lấy chợ làm nơi hò hẹn. Bởi vậy, nôm na có thể hiểu, Chợ tình là nơi hò hẹn, trao gửi tình cảm, có những cử chỉ yêu đương diễn ra ở chợ theo phong tục, tập quán tuỳ từng địa phương. Cũng đương nhiên và dễ hiểu vì chợ là đầu mối, là điểm nút của hầu hết những sinh hoạt văn hoá của đồng bào vùng cao.

Chợ tình nhiều người biết đên nhất là ở Sapa hay chợ tình ở Sơn La. Sapa là một thị trấn nhỉ bẻ năm trong vùng khí hậu ôn hòa, khu du lịch sapa mát mẻ quanh năm, nhiều mùa đông vừa qua sapa còn xuất hiện tuyết rơi vì vậy đây được coi là khu duc lịch hấp dẫn nhất trong mùa đông cũng như mùa hè.
Hấp dẫn hơn nữa là có những tiếng reo theo mỗi bước chân, từ những chùm lục lạc đồng xinh xắn đính trên những chiếc khăn choàng đầu. Ðối tượng của họ là những chàng trai người Dao trong trang phục áo Chàm, khăn cùng màu, tay đeo đồng hồ và vai khoác chiếc đài cassette. Ở một góc nọ, dăm bảy chàng trai xúm quanh một cô gái, họ đưa những chiếc máy catssette của họ vào gần cô gái để ghi âm những khúc hát tỏ tình bằng tiếng dân tộc. Thấy có người lạ, cô gái xấu hổ cúi đầu hoặc lấy tay che mặt, nhưng vẫn hát với giai điệu run run.

Ẩm thực

Nem măng đắng được làm từ lá măng thay cho bánh đa nem của người miền xuôi, nhân thịt gà tơ, gà đồi cùng lá hẹ, củ kiệu băm nhỏ đậm chất núi rừng Tây Bắc.

Su su SaPa: Hiện nay, vùng trồng Su su ở huyện Sa Pa có trên 150ha, trong đó có trên 100ha sản xuất tập trung ở vùng Ô Quý Hồ, khu Viôlet (thị trấn Sa Pa).

Cá hồi Sa Pa Nay đến với Sa Pa, du khách đã có thêm một sản phẩm du lịch đặc trưng khác mang hương vị riêng, đó là cá hồi và thăm quan địa danh nuôi cá hồi lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam.

Thắng cố : Nếu người miền xuôi tự hào vì có phở, thì người miền núi tự hào vì có thắng cố. Trời càng lạnh, thắng cố càng ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực không có gì sánh bằng. Thắng cố xưa chủ yếu là xương bò, xương trâu ninh nhừ cùng với lục phủ ngũ tạng của gia súc ăn cỏ. Nồi thắng cố to, sôi lục bục nổi lên những tảng thịt, tảng mỡ to lên màu vàng nhạt trông mới hấp dẫn làm sao. Món ăn nhiều đạm như thế mới đủ ấm lòng những người đi chợ xa, lâu lâu mới có dịp thưởng thức món ăn đặc sản này.


Thịt lợn muối : trở thành một món hấp dẫn ở vùng Lào Cai với nguyên liệu chế biến hết sức đơn giản

Xôi màu là món ăn chỉ có trong những ngày lễ tết, xôi bảy màu của người Nùng Dín (Mường Khương, Lào Cai) ngoài giá trị ẩm thực còn mang giá trị tâm linh sâu sắc. Mỗi màu xôi là màu của một tháng trong cuộc chiến diễn ra từ tháng 1 đến tháng 7 năm xưa tại nơi đây. Màu xanh lá chuối là màu của mùa xuân, màu đỏ thẫm, biểu tượng cho máu của những người đã anh dũng hi sinh, màu vàng biểu tượng cho sự đau thương li tán, màu đỏ tươi biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín…



Tiết trời hửng nắng chiều 17/12, nhưng tuyết rơi liên tục những ngày qua, tạo ra lớp tuyết dày nên tốc độ tan rất chậm

Lớp tuyết phủ xuống bề mặt thị trấn Sa Pa có nơi dày đến 20cm

Ruộng bậc thang, kỳ quan nhân tạo của Sa Pa lần đầu tiên trong hơn 50 năm qua trở thành những bậc thang băng tuyết

Sa Pa (Lào Cai) bắt đầu có tuyết rơi từ sáng 15/12, nhiệt độ âm 1 độ C đã khiến đỉnh Fansipan và khu vực đèo Ô Quý Hồ (thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) phủ đầy tuyết trắng

Tuyết ngừng rơi sáng 17/12, ngay trước khi ánh mặt trời rực rỡ chiếu xuống vùng đất trắng sáng, tạo nên khung cảnh thiên nhiên, mà theo nhiều người, là đẹp nhất trong nhiều thập kỷ qua ở Sa Pa

Đường đến Sa Pa không hề đơn giản. Thị trấn Tây Bắc này cách thành phố Lào Cai 38 km và cách thủ đô Hà Nội tới 376 km. Nhiều cùng đường dốc và cua liên tục. Nhưng suốt những ngày qua, thời tiết giá lạnh khắc nghiệt không cản được bước tiến của nhiều đoàn "phượt thủ" hướng về những đỉnh núi tuyết

Ngay cả khi được dự báo tuyết đã ngừng rơi, nhiều người vẫn tiếp tục hành trình lên Sa Pa để lần đầu trong đời chứng kiến hiện tượng thiên nhiên hiếm có ở Việt Nam này

Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ năm 1971 tới năm 2011, tuyết rơi tại Sa Pa 15 lần. Lần tuyết rơi mạnh nhất là vào ngày 132/1968, liên tục từ 3h sáng đến 14h cùng ngày, dày tới 20 cm

Cảnh tuyết phủ trắng ở Sa Pa khiến nhiều người nghĩ là ở châu Âu


Những hình ảnh cực kỳ hiếm thấy ở Việt Nam và ngay cả Sa Pa, Đà Lạt



Tuyết trong mấy ngày qua cũng đã khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn và nhiều tuyến đường bị tắc nghẽn

Không có nhận xét nào: