ĐGH Phanxicô - Một Tâm Hồn Khiêm Nhường Tín Thác Vào Chúa
Thiên Chúa cứu “một tâm hồn sám hối”, trong khi người ấy lại không tín thác vào Ngài nên đã tự hút lấy “sự kết án” về phía mình. Đây là thông điệp trọng tâm của bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ sáng Thứ Ba (16/12) tại Nguyện Đường Santa Marta.
trong khi sự kiêu ngạo lại là kẻ bại trận.
Chìa khoá hệ tại ở tâm hồn.
Tâm hồn của người khiêm nhường thì mở ra,
nó biết đến sự sám hối,
nó chấp nhận sự sửa dạy và biến tín thác vào Thiên Chúa.
Tâm hồn của kẻ kiêu ngạo thì ngược lại cách chính xác:
nó ngạo mạn, khép kín, không biết xấu hổ,
nó sơ cứng trước tiếng nói của Thiên Chúa.
Bài đọc trích từ Sách Ngôn Sứ Xô-phô-nia
và từ Bài Tin Mừng trong ngày
dẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến một suy tư song hành.
Cả hai bản văn, Ngài lưu ý, đều nói về một “sự phán xét”
mà qua đó có ơn cứu độ và sự kết án.
SỰ KHIÊM NHƯỜNG, CON ĐƯỜNG DUY NHẤT
Hoàn cảnh được ngôn sứ Xô-phô-nia mô tả
là một hoàn cảnh về một thành nổi loạn mà trong đó,
tuy nhiên, lại có một nhóm người biết ăn năn về tội lỗi của mình:
nhóm người nay, Đức Giáo Hoàng nói,
là “dân Thiên Chúa” thủ đắc ba “nét đặc trưng”
là “sự khiêm nhường, sự khó nghèo và sự tín thác vào Thiên Chúa”
Nhưng trong thành cũng còn có những người,
Đức Giáo Hoàng nói, những người “không chấp nhận sự sửa dạy,
họ không tín thác vào Thiên Chúa”. Họ sẽ bị kết án.
“Những người này không thể lãnh nhận Ơn Cứu Độ.
Họ khép mình lại với Ơn Cứu Độ.
‘Ta sẽ đặt để bên trong các ngươi sự hiền lành và khiêm nhường;
họ sẽ tín thác vào danh thánh của Thiên Chúa trong suốt cuộc đời họ.
Và điều đó vẫn còn có giá trị đến ngày hôm nay, có đúng không?
Khi chúng ta nhìn đến dân thánh của Thiên Chúa,
một dân khiêm nhường có tất cả sự phong phú
và niềm tin vào Thiên Chúa,
và trong sự tín thác vào Thiên Chúa
– một dân khiêm nhường, khó nghèo tín thác vào Thiên Chúa:
những người này là những người được cứu
và đây là con đường của Giáo Hội, phải vậy không?
Đây là con đường mà tôi phải theo,
không phải con đường mà trong đó tôi không lắng nghe tiếng Ngài,
không chấp nhận sự sửa dạy và không tín thác vào Thiên Chúa”.
CHÂN THÀNH SÁM HỐI, KHÔNG GIẢ HÌNH
Cảnh tượng mà Tin Mừng kể về sự trái ngược giữa hai người con
được người cha mời vào làm việc trong vườn nho.
Người con thứ nhất từ chối,
nhưng sau đó sám hối và đi làm việc ở vườn nho;
người con thứ hai nói sẽ làm với người cha
nhưng thực chất là lừa dối cha.
Chúa Giêsu kể câu chuyện này cho các vị thượng tế
và các bậc kỳ lão trong dân chỉ ra rõ ràng rằng
chính là họ không muốn nghe tiếng của Thiên Chúa thông qua Gioan
và đó chính là lý do vì sao Nước Trời sẽ chỉ được vào,
không phải bởi họ nhưng bởi những người thu thuế
và những người đĩ điếm những người tin ông Gioan.
Và cái cớ nổi lên từ lời tuyên bố này,
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, là chính xác về chuyện
nhiều người Kitô hữu cảm thấy “trong sạch”
chỉ vì họ đi Lễ và lãnh nhận sự hiệp lễ.
Nhưng Thiên Chúa, Ngài nói, cần nhiều hơn nữa:
“Nếu tâm hồn bạn không phải là một tâm hồn sám hối,
nếu bạn không muốn lắng nghe tiếng Chúa,
nếu bạn không chấp nhận sự sửa dạy và bạn không tín thác vào Ngài,
thì tâm hồn của bạn không sám hối.
Những kẻ giả hình này đã bị vấp phạm bởi điều mà Chúa Giêsu nói
về những người thu thuế và phường đĩ điếm,
nhưng rồi lại âm thầm tiếp cận họ để thoả mãn đam mê của mình
hoặc để làm ăn kinh doanh – nhưng tất cả trong sự kín đáo
– lại rất trong sạch! Chúa không muốn họ”.
HÃY DÂNG LÊN TỘI LỖI CỦA CHÚNG TA
Lời phán quyết này “mang lại cho chúng ta niềm hy vọng”
– Đức Giáo Hoàng Phanxicô xác quyết với người tín hữu
– khi kết luận rằng, chúng ta phải có sự can đảm
để mở lòng chúng ta ra cho Thiên Chúa mà không giữ lại gì,
trao cho Ngài thậm chí cả “danh mục” tội lỗi của chúng ta.
Và trong khi giải thích những lời này
Đức Giáo Hoàng gợi nhắc về câu chuyện của một Vị Thánh
khi vị này tưởng rằng đã trao hết mọi sự cho Thiên Chúa,
bằng một sự rộng lượng cực độ:
“Vị Thánh này nghe tiếng Chúa,
ngài luôn theo thánh ý Chúa, ông trao cho Chúa,
và Chúa nói với ông: ‘vẫn còn có một điều mà con chưa trao cho Ta’.
Và người tội nghiệp này đã nói:
‘Nhưng, lạy Chúa, còn điều gì mà con chưa trao cho Chúa?
Con đã trao cho Ngài cả đời sống của con,
con đã làm việc cho người nghèo, làm việc dạy giáo lý,
làm việc ở đây, làm việc ở đó...’
‘Nhưng còn một điều mà con chưa trao cho Ta’
– ‘Đó là điều gì vậy Chúa? ‘Tội lỗi của con’.
Khi chúng ta có thể nói với Chúa: ‘Lạy Chúa, đây là tội lỗi của con
– đó không phải là tội lỗi của người này hay người kia,
đó là tội lỗi của con...đó là tội lỗi của con.
Xin hãy nhận lấy chúng và con sẽ được cứu’
– khi chúng ta có thể thực hiện điều này chúng ta sẽ là dân ấy,
‘dân hiền lành và khiêm nhường ấy’,
dân tin vào danh Chúa.
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ News.va)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét