Dòng Huynh đệ Saint-Jean-de-Dieu chuyên lo bệnh viện vừa được vinh danh ở Rôma nhờ sáng kiến tài tình này! “Bệnh K”, một căn bệnh khủng khiếp không phải do siêu vi trùng giết người nhưng do sáng kiến tài tình của giáo sư Giovanni Borromeo và các tu sĩ của bệnh viện Huynh đệ Saint-Jean-de-Dieu, ở đảo Tibérine, Rôma, nhờ sáng kiến này mà đã cứu được hàng chục người khỏi bị quân nazi bách hại. Khi quân Đức Quốc Xã vào bệnh viện, các bác sĩ và các tu sĩ giải thích, đàng sau các cánh của này là hai phòng đặc biệt dành cho những bệnh nhân bị căn bệnh khủng khiếp K. Một vài người đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh. Các người Đức không đủ can đảm mở cửa các căn phòng này. Họ đi tìm những gia đình Do Thái ở đó. Các phòng này, một phòng dành cho đàn ông, một phòng dành cho đàn bà và trẻ con.
«Tôi nghĩ không có người bệnh nào trong bệnh viện này»
Để vinh danh hành vi sáng tạo và can đảm này, Hiệp hội Quốc tế Raoul Wallenberg đã dành ngày 21 tháng 6 này để tặng bệnh viện tước hiệu cao quý «Nhà của Sự Sống», đây là một trong các bệnh viện xưa nhất và nổi tiếng nhất của Rôma.
Ở trong sân của trung tâm sức khỏe, một bia tưởng niệm đã được nhiều nhân vật khánh thành, trong số các nhân vật này có bà chủ tịch Cộng đoàn Do Thái ở Rôma, Ruth Dureghello, phó giám đốc bệnh viện, sư huynh Giampiero Luzzatto, chủ tịch Hiệp hội Viện bảo tàng Shoah ở Rôma, ông Mario Venezia và nhiều người đứng đầu của bệnh viện tôn giáo này.
Bà Luciana Tedesco, 83 tuổi. Bà lên 10 tuổi dưới thời chiếm đóng của Đức quốc xã, bà và gia đình được bệnh viện này cứu.
Những người hiện diện xúc động khi bà Luciana Tedesco, 83 tuổi lên tiếng. Bà lên 10 tuổi dưới thời chiếm đóng của Đức quốc xã, bà và gia đình được bệnh viện này cứu.
«Tôi nghĩ không có người bệnh nào trong bệnh viện này, bà giải thích. Tất cả những người tôi thấy đều lành mạnh. Chúng tôi là những người tị nạn đã tìm được ở đây một mái ấm.»
Một máy phát thanh lén lút ở dưới tầng hầm của bệnh viện
Buổi lễ này cũng vinh danh cha bề trên của cộng đoàn, tu sĩ người Ba Lan Maurizio Bialek, cha đã đặt một máy phát thanh lén lút ở bệnh viện, để tiếp xúc thường xuyên với các cảm tình viên của Rôma và của vùng. Các tu sĩ cung cấp cho các bệnh nhân giả giấy tờ và cho họ chỗ ở trong các các tu viện Rôma.
Giáo sư Borromeo, rất nổi tiếng vào thời đó, đã có óc hài hước khi đặt tên cho căn bệnh giả là «bệnh K», căn bệnh do ông bịa ra, lấy tên K là chữ đầu của tên họ của người cầm đầu nazi ở Rôma, ông Herbert Kappler và của đại tướng Albert Kesselring, rất nổi tiếng ở Rôma.
Một người sống sót khác tham dự buổi lễ, ông Gabriele Sonnino, ông vào bệnh viện ngày 16 tháng 10-1943, lúc mới 4 tuổi: «Cũng có những em bé bằng tuổi tôi, ông nhớ lại. Chúng tôi không thể làm gì cả ngày và cũng không biết vì sao mình bị ở nhốt đây. Chúng tôi nghĩ đó là một hình phạt. Bây giờ, chúng tôi biết mình đã được cứu.» Ông Gabriele, không cầm được nước mắt, ông vinh danh sư huynh Bialek: «Sư huynh là người cha thứ nhì của tôi. Sư huynh đã cứu đời tôi».
Tấm biển mà hàng ngàn gười đi qua đây mỗi ngày sẽ thấy và họ sẽ nhớ lại, ông chủ tịch Hiệp hội quốc tế Raoul Wallenberg giải thích, «nơi này đã là ngọn hải đăng trong bóng tối của thời Diệt chủng người Do Thái và bổn phận tinh thần của chúng tôi là nhớ lại các anh hùng cao thượng này để các thế hệ sau có thể biết họ và noi gương họ».
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch (Theo phanxicovn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét