5 tháng 1, 2020

CÁC NGÀY LỄ TRONG TUẦN - TIN GIÁO HỘI




Chúa Nhật
05/01/2020
CHÚA HIỂN LINH
Is 60,1-6 / Ep 3,2-3a.5-6 /Mt 2,1-12
Thứ Năm
09/01/2020
1 Ga 4,19 – 5,4 / Lc 4,14-22a
Thứ Hai
06/01/2020
1 Ga 3,22–4,6 / Mt 4,12-17.23-25
Thứ Sáu
10/01/2020
1 Ga 5,5-13 / Lc 5,12-16
Thứ Ba
07/01/2020
1 Ga 4,7-10 / Mc 6,34-44
Thứ Bảy
11/01/2020
1 Ga 5,14-21 / Ga 3,22-30
Thứ Tư
08/01/2020
1 Ga 4,11-18 / Mc 6,45-42
Chúa Nhật
12/01/2020
CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Is 42,1-4.6-7 / Cv 10,34-38 /
Mt 3,13-17
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 01/2020
Cầu cho việc kiến tạo hòa bình trên thế giới : Xin cho các Kitô hữu, những người theo các tôn giáo khác nhau, tất cả những người thành tâm thiện chí, cùng nhau kiến tạo hòa bình và công lý trên thế giới.
THÔNG TIN GIÁO HỘI :
- Nếu Đức Thánh Cha mất kiên nhẫn, ngài xin lỗi :
Đức Thánh Cha đã phản ứng trong sự tức giận và xin lỗi mọi người vì đã không nêu gương tốt, hành vi này giúp tôi hiểu thế nào là đời sống Kitô mỗi ngày. Và các thách thức lớn nhỏ của nó là gì. Đó là nhận xét của linh mục (Lm) Antonio Spadaro, giám đốc báo Văn minh Công giáo.
Như chúng ta biết, ĐTC Phanxicô không đặt rào cản giữa ngài và giáo dân. Ngài đến gần giáo dân, bắt tay, ôm choàng, uống trà maté giáo dân mời ngài. Cá nhân tôi, nhiều lần tôi thấy ngài loạng choạng trên đường đi khi bị nhiều người xô lấn, họ muốn chạm vào ngài nhưng thật ra thì như đẩy ngài.
Năm 2016, một lần ở Mêxicô cũng đã xảy ra tương tự như ngày hôm qua ở Quảng trường Thánh Phêrô: một người kéo ngài, và ngài như sắp té trên một bé trai khuyết tật ngồi xe lăn. Khi đó ngài đã phản ứng, ngài nói với người đó: “Đừng ích kỷ!”
Lần này cũng vậy, người phụ nữ đã nắm lấy tay ngài, kéo mạnh ngài về phía bà như để giữ ngài cho riêng mình, và bà không buông tay dù bà đã thấy ngài mất thăng bằng. Đó là các thái độ không có tính cách biểu lộ tình cảm và dường như là một thái độ “ma thuật”.
ĐTC Phanxicô không thích cách đến gần ngài như thế. Nhưng ở đây, ngài thực sự đã mất kiên nhẫn, cũng do nhận thức rất con người bị kéo lê trên mặt đất. Nếu điều này cho thấy tính rất người của một người như ĐTC Phanxicô thì nó cũng cho thấy, phản ứng này cũng như bất cứ ai trong chúng ta sẽ làm, nhưng trên thực tế, điều làm cho tôi ấn tượng lại là một chuyện khác. Đức Thánh Cha đã xin lỗi, Ngài nhận ra ngài đã không làm gương tốt cho tính kiên nhẫn. Vị mục tử phải chấp nhận: khiển trách họ nhưng cũng phải kiên nhẫn. Và ngài đã tuyên bố trước trước giáo dân và khách hành hương ở Quảng trường Thánh Phêrô trong giờ Kinh Truyền Tin thường lệ, những lời này đã đã làm tôi xúc động.
Không gây quá nhiều chú ý về việc xin lỗi, ngài nói sự cứu rỗi “không phải là ma thuật” nhưng là “kiên nhẫn”. Và ngài nói tiếp: “Kiên nhẫn của tình yêu: tình yêu làm cho chúng ta kiên nhẫn. Nhiều lần chúng ta mất kiên nhẫn; tôi cũng vậy, tôi xin lỗi vì đã làm gương xấu hôm qua”. ĐTC đã phản ứng trong sự tức giận và xin lỗi mọi người vì đã không nêu gương tốt, hành vi này giúp tôi hiểu thế nào là đời sống kitô mỗi ngày. Và các thách thức lớn nhỏ của nó là gì.
- Khủng hoảng Mỹ-Iran : ĐGH đang quan tâm theo dõi tình hình :
Trong tình hình căng thẳng và các cuộc biểu tình do hậu quả của việc giết tướng Solemaini bởi một cuộc không kích của Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám mục Leo Boccardi, Sứ Thần Tòa Thánh tại Iran, qua điện thoại từ Teheran nói rằng: đàm phán và công lý cần phải được sử dụng.
Sự leo thang của tranh chấp giữa Washington và Teheran sau cái chết của một trong những nhân vật chủ chốt của Iran, Tướng Qassem Soleimani, nạn nhân của một cuộc không kích của Hoa Kỳ, đã làm tăng sự lo ngại tại Tòa Thánh. Đức Giáo hoàng Phanxicô đang theo dõi diễn biến của tình hình và đang cầu nguyện cho hòa bình. Sứ thần Tòa thánh tại Iran, Đức Tổng Giám mục Leo Boccardi, đã nói chuyện với chúng tôi qua điện thoại về tình hình.
Đức Tổng Giám mục nói rằng Đức Giáo hoàng đã được thông báo về toàn bộ tình hình sau khi Tướng Solemaini bị giết. Ngài nói, tất cả điều này, tạo ra mối quan tâm và chứng minh việc xây dựng và tin tưởng vào hòa bình khó khăn như thế nào. Theo ngài, chính trị mang tính xây dựng, là để phục vụ hòa bình mà toàn bộ cộng đồng quốc tế phải cam kết, không chỉ ở Trung Đông, mà cả trên toàn thế giới. 
Điều gì là quan trọng trong thời điểm khó khăn và nhạy cảm này
ĐTGM Boccardi thừa nhận rằng có rất nhiều căng thẳng ở Iran vào lúc này. Sự hoài nghi được theo sau bởi các cuộc biểu tình, kích động bạo lực, đau đớn và phản kháng. Khi được hỏi điều gì là quan trọng tại thời điểm khó khăn và tế nhị này, Đức Tổng Giám mục trả lời rằng căng thẳng cần phải được hạ xuống. Không chỉ tất cả các bên cần phải đàm phán, mà họ cũng cần có niềm tin vào cuộc đàm phán, cần nhận biết những gì lịch sử đã luôn dạy, rằng chiến tranh và vũ khí không giải quyết được các vấn đề gây ra cho thế giới. Chúng ta phải tin vào đàm phán, Đức Tổng Giám mục Boccardi nhắc lại.
Vũ khí của công lý và thiện chí
“Cuộc Xung đột phải bị khước từ”, Đức Sứ Thần tuyên bố, sử dụng “vũ khí công lý và thiện chí tốt lành” cần được đề cao. Ngài nói điều này đòi hỏi nỗ lực để “đưa tình hình này cho sự bảo vệ của cộng đồng quốc tế”. Đức Sứ Thần kết luận bằng việc trích dẫn một quy tắc quan trọng của ngoại giao: “Pacta sunt servanda(các thỏa thuận phải được giữ), “mọi người phải tôn trọng các quy tắc của luật.  
- Bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh
WHĐ / Los Angeles - Lên án các hành vi bạo lực tôn giáo đã diễn ra trong mùa Giáng sinh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tuyên bố: Sự bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh.
Đức Tổng Giám mục Jose H. Gomez của Los Angeles, được bầu làm chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ vào tháng 11, cho biết: ”Sự nổi dậy của bạo lực chống Do Thái ở đất nước này và trên thế giới phải bị lên án cùng với cuộc bách hại Kitô giáo đang diễn ra. Việc Bảo vệ tự do tôn giáo và tự do lương tâm phải là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi chính phủ”. Đây là nhận xét của ngài trong một tuyên bố ngày 31/12, hướng về những suy tư nhân ngày Thế giới Hòa Bình, ngày 01/01.
Ngài đã trích dẫn ba sự kiện cụ thể: Cuộc tấn công những người đi lễ trong một nhà thờ ở Texas bởi một tay súng vào ngày 29/12, khiến hai giáo dân và người nổ súng chết; vụ đâm chém ngày 27/12 trong lễ Hanukkah (kỷ niệm cung hiến đền thờ) tại nhà của một rabbi ở New York; và ngày 26/12 một video được đăng tải bởi nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Nigeria cho thấy 11 Kitô hữu bị chặt đầu. 
Ngài nhận định: ”Trong các khu phố và cộng đồng của chúng ta, bạo lực và tàn ác là một thực tế đáng buồn và thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Trẻ em ở nước ta bị giết mỗi ngày trong bụng mẹ và nhiều người đồng bào của chúng ta không có những gì họ cần để có một cuộc sống đúng nhân phẩm. Những vấn đề chính trị và những phát biểu văn hóa của chúng ta thường mang vết tích bởi sự tức giận, bất nhân và bất khoan dung với người khác… Mặc dù vào ngày lễ Giáng Sinh, chúng ta mừng ngày Chúa Giêsu - Hoàng tử hòa bình sinh ra, nhưng thế giới của chúng ta và cuộc sống của chúng ta mãi không yên bình. Vì vậy, nhiều anh chị em của chúng ta đang sống ở các quốc gia bị chiến tranh tàn phá và bất công, khủng bố và đàn áp; nhiều người bị bạo lực vì chủng tộc, tôn giáo, ý thức hệ hoặc quốc tịch. Nhiều anh chị em của chúng ta, thậm chí là trẻ em, đang bị mua bán và sống trong cảnh nô lệ; hàng triệu người trên thế giới không có nơi nào để gọi là nhà vì sự nghèo đói và bất bấp bênh”.
Đức Tổng Giám mục nói thêm: ”Chúa Giêsu Kitô đã đến với cách thức là một hài nhi vào ngày Giáng sinh để cho chúng ta thấy rằng mỗi người là một đứa con của Thiên Chúa, được tác thành theo hình ảnh của Người. Người đến để cho chúng ta thấy rằng toàn thể nhân loại là một gia đình, rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em dù chúng ta sinh ra ở đâu, màu da hay ngôn ngữ nào”.
Hiệp với Đức Giáo hoàng Phanxicô và Giáo hội hoàn cầu trong Ngày Thế giới Hoà bình, Đức Tổng Giám mục đại diện cho Giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ nói: ”Chúng tôi cầu nguyện cho sự an bình trong tâm hồn và hòa bình trên thế giới. Chúng tôi cầu nguyện cho sự hoán cải của mọi trái tim đang thù ghét và chúng tôi cầu nguyện cho lòng can đảm để chiến thắng cái ác bằng cái thiện và đáp lại sự thù hận bằng tình yêu”. 

Không có nhận xét nào: