Thánh nữ Scolastica
là em ruột thánh Biển Ðức. Hai anh em sinh đôi trong một gia đình đạo hạnh giàu
sang miền Norcia. Vừa mới chào đời được mấy tháng, hai anh em phải mồ côi mẹ.
Từ đó cả hai chỉ còn biết ngoan ngoãn sống trong tình thương ấp ủ của người cha
hiền từ đạo đức. Trong cảnh gà trống nuôi con, ông Eurôpiô càng chăm lo săn sóc
và âu yếm hai con hơn để bù đắp lại một phần nào tình mẫu tử mà hai trẻ đã phải
thiệt thòi.
Lớn lên hai anh em cùng được cắp sách
đến trường. Với tình huynh đệ sâu xa, hai anh em hằng thương yêu nhau khăng
khít và sớm biết giúp nhau sống theo gương nhân đức của cha, nhất là lòng yêu
mến Ðức Thánh Thần, Ðấng tác tạo ơn Thánh Hóa của mỗi người. Ðến tuổi trưởng
thành, hai anh em lại cùng chung một lý tưởng tận hiến phụng sự Chúa và các
linh hồn.
Thánh Scolastica cũng lập nhiều nhà
dòng và thường đến bàn hỏi anh về đường tu đức. Mỗi năm hai anh em gặp nhau một
lần. Ba ngày sau lần gặp gỡ cuối cùng, Thánh Biển Ðức thấy linh hồn em xinh đẹp
như chim bồ câu nhẹ nhàng bay về Thiên Quốc. Với một niềm vui dào dạt, thánh
nhân dâng lời tạ ơn Chúa, rồi sai người đưa xác em về mai táng trong nhà dòng.
Thánh nữ được Giáo Hội tôn phong Hiển
Thánh vì đức trinh khiết sáng ngời và nhất là tinh thần tận hiến toàn vẹn.
- Ngày 11/02 : Lễ Nhớ Ðức
Mẹ Lộ Ðức (1858) – Ngày Quốc tế bệnh nhân :
Bốn năm sau ngày Ðức
Piô IX tuyên bố tín điều "Vô Nhiễm Nguyên Tội" của Ðức Mẹ thì từ ngày
11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 7 năm 1858, Ðức Mẹ đã hiện ra cả thảy 18 lần với
một thiếu nữ nghèo hèn tên là Berdette tại một hang đá ở Lộ Ðức thuộc địa phận
Tarbes nước Pháp. Trong những lần hiện ra này, Ðức Trinh Nữ đã khuyên Berdette
hãy siêng năng lần hạt và làm việc đền tội thay cho các tội nhân. Ngài còn yêu
cầu người ta xây cất tại đó một đền thờ dâng kính Ngài. Berdette tả: "Bà
đẹp lắm, đẹp đến nỗi nếu được xem thấy bà một lần người ta sẽ ao ước được chết
để chiêm ngắm bà mãi mãi...".
Vào dịp lễ truyền tin năm ấy, Ðức Mẹ
đã hiện ra và mạc khải cho Berdette biết tên của mình: "Ta là Ðấng Vô
Nhiễm Nguyên Tội". Từ đó, Lộ Ðức đã trở thành một trung tâm hành hương cho
cả thế giới, vì chính ở đây, Ðức Mẹ đã tỏ lòng thương con cái loài người qua
nhiều phép lạ chữa lành các bệnh nhân và ban cho nhiều người ơn ăn năn trở lại.
Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã ban phép được vài miền được mừng kính lễ này. Và Ðức
Piô X đã phổ biến Giáo Hội năm 1908.
Trong mọi hoàn cảnh, lúc vui cũng như
khi gặp cơn khốn khó, chúng ta hãy mau mắn chạy đến cùng Ðức Mẹ để được Mẹ phù
giúp và lãnh được ơn an ủi dịu dàng của Người.
- Ngày 14/02 : Lễ Nhớ Thánh
Cyrillô, đan sĩ và Thánh Mêthôđiô, Giám mục, Tông đồ dân Slaves (Thế Kỷ IX) :
Cyrillô và Mêthôđiô
là hai anh em ruột sinh ra trong một gia đình quý phái ở thành phố Byzance.
Cyrillô được triều đình Constantinô
kính nể vì tài hoa và đức hạnh. Ngài đã từng dạy triết học nhiều trường và giữ
chức ngoại giao bên Ả Rập. Nhưng sau đó, ngài bỏ tất cả để hiến thân cho Chúa.
Còn Mêthôđiô có một sức chịu đựng dẻo
dai, kiên trì. Hai anh em được vua Michel III sai đến Moravie. Chẳng mấy chốc,
hai ngài đã đưa dân tộc này về với đức tin Công Giáo (863). Danh tiếng các ngài
vang đến nước Ý. Năm 868, Ðức Nicôlaô I cho gọi các ngài về Rôma và ở đây các
ngài được Ðức Tân Giáo Hoàng Adrien phong chức Giám Mục. Sau đó ít lâu, Cyrillô
chết tại Rôma năm 869. Mêthođiô trở lại Moravie và dẫn đưa những người Bohêmes,
Pannoniens, Bulgaries về với Giáo Hội. Ngài cũng rao giảng Phúc Âm tại Ba Lan.
Sau khi lập tòa giám mục tại Leopol, ngài sang Moscou (Nga) lập giáo phận Kiev.
Sau đó, ngài trở về Moravie và an giấc trong Chúa với niềm vui sướng vì đã lôi
kéo không biết bao nhiêu linh hồn về với Chúa (885).
Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII truyền tôn hai thánh Cyrillô và Mêthođiô trong khắp Giáo Hội. Chính dân Slaves đã mừng lễ này từ lâu (1880).
Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII truyền tôn hai thánh Cyrillô và Mêthođiô trong khắp Giáo Hội. Chính dân Slaves đã mừng lễ này từ lâu (1880).
Mừng lễ hai thánh, chúng ta cùng noi
gương các ngài luôn kiên trì trong đức tin, dù gặp hiểm nguy và biết dùng đời
sống mình mà đem về cho Chúa những con chiên lạc, chưa nhận biết Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét