Khi
Mạnh Tử còn bé, tóc để hình trái đào, mặt mũi khôi ngô, tính ham học hỏi thắc
mắc và bắt chước người khác. Mẹ của Mạnh Tử rất thương yêu con, mong cho con học hành giỏi giang, trở thành hiền tài, nên bà luôn tìm phương cách dạy dỗ con tốt nhất.
Bấy
giờ, nhà Mạnh Tử ở gần một nghĩa địa. Ngày nào trong nghĩa địa cũng có các đám
tang chôn cất người chết. Trong đám tang, Có người thì khóc thương thảm thiết, người
khác đào huyệt rồi cùng nhau chôn quan tài xuống huyệt và lấp đất làm thành
ngôi mộ.
Bọn trẻ con gần đó rủ nhau đi xem đám ma, rồi bắt chước người lớn chơi
trò đưa đám. Chúng chia nhau ra: Em đóng vai người chôn cất, em khác thì đội
khăn tang theo sau quan tài khóc lóc thảm thiết.
Một hôm, mẹ Mạnh Tử đang ngồi
dệt vải, nghe thấy tiếng trẻ con gào khóc gần nhà và xen lẫn tiếng người hô hoán
khác lạ. Bà liền rời khung cửi ra ngõ xem điều gì xảy ra và bà giật mình khi thấy
bọn trẻ đang chới trò đám tang giả. Bà thấy Mạnh Tử nhà bà cũng đang bắt chước
người lớn đào huyệt, chôn xác, rồi cũng có lúc giả bộ lăn lộn trên đất giống
như người nhà trong các đám tang mà chúng vẫn xem. Bà mẹ lo lắng tự nhủ:
"Con ta thơ dại mà lại chơi trò đào, chôn, lăn, khóc như thế này tâm trí
ắt sẽ bị ảnh hưởng, còn tâm trí đâu mà học hành nữa".
Rồi bà liền quyết
định dọn nhà sang ở nơi khác, để thay đổi môi trường sống cho con. Lần này Mạnh
Tử ở gần khu chợ sầm uất. Hằng ngày Mạnh Tử bắt chước người lớn ăn nói chua
ngoa tục tĩu và chơi trò mua bán gian xảo. Bà mẹ Mạnh Tử một lần nữa lại dời
nhà đến ở gần trường học. Tại đây bà thấy con trai học theo các học trò chăm
chỉ đến lớp nghe lời thầy giáo dạy dỗ. Bà liền quyết định ở hẳn lại nơi này để
Mạnh Tử con bà có điều kiện học hành chăm chỉ. Về sau Mạnh Tử đã thi đỗ và trở
thành người tài đức giúp ích cho đời.
"Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài
Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét