EN-BỚT SUÝT-DƠ (Enbert Schweitser)
vừa là một bác sĩ lừng danh lại vừa là một vị thừa sai truyền
giáo. Ông đã tình nguyện sang tận Phi Châu để truyền giáo. Tại đây,
ông đã dùng tài sản để xây dựng các bệnh viện miễn phí cho người
nghèo, rồi giới thiệu Thiên Chúa là tình thương cho bệnh nhân cùng
các thân nhân của họ qua việc tận tình chữa bệnh. Công việc bác ái
của ông đã được nhiều người biết đến và hết lời ca ngợi. Ông đã
được giải No-bel hòa bình vì đã có công đem lại hạnh phúc cho người
nghèo tại Phi Châu. Câu chuyện sau đây cho thấy tinh thần bác ái của
ông có một sức mạnh lớn lao, giống như một BÀI GIẢNG BIẾT ĐI như sau:
Vào một buổi chiều nọ, người ta thấy một
đám người rất đông tụ tập nơi nhà ga xe lửa của thành phổ Chi-kê-gô
(Chicago) Hoa kỳ, để đón chào một nhân vật nổi tiếng, mới được nhận
giải Nô-ben hòa bình năm 1952.
Người vừa bước xuống khỏi toa xe lửa
là một người đàn ông cao lớn tóc húi cua, trên khuôn mặt phúc hậu
của ông có một chòm râu được cắt tỉa cẩn thận. Bấy giờ các phóng
viên mà một số nhân vật cao cấp của thành phố đang đứng chờ ở gần
cửa toa xe hạng nhất. Khi vị thượng khách xuất hiện, các phóng viên
liền bấm máy chụp liên hồi, đang khi đám đông vỗ tay reo hò. Ông khách
quý đã cười thật tươi và cúi đầu đáp lễ mọi người. Còn các vị
lãnh đạo thành phố thì dang rộng đôi tay để chào đón người mới đươc
giải thưởng Nô-ben hòa bình.
Nhưng bỗng nhiên, vị khách kia quay mặt
nhìn về phía cuối sân ga và vội vã vượt qua đám đông đứng vây quanh,
tiến đến gần một người đàn bà lớn tuổi. Bà này hai tay đang xách
hai chiếc va-li khá nặng. Khi đến nơi, vị khách quý mỉm cười với bà
và đưa tay ra đỡ cho bà ta một chiếc va-li, rồi hai người đi đến một
chiếc xe buýt đậu gần đó. Sau khi người đàn bà lên xe, ông không quên
chúc bà thượng lộ bình an.
Khi quay trở lại đám đông đang đợi mình,
ông nhỏ nhẹ nói: “Xin lỗi quí vị. Tôi rất tiếc đã để quý vị phải
chờ đợi”. Người đàn ông với cử chỉ đẹp đó không ai khác hơn là bác
sĩ EN-BỚT SUÝT-DƠ (Anbert Schweitser), một nhà truyền giáo nổi tiếng,
đã cống hiến cả cuộc đời phục vụ những người nghèo khổ tại Phi
Châu. Một thành viên trong ban tổ chức cuộc tiếp đón chứng kiến hành
động của Suýt-dơ ở sân ga hôm đó, đã phát biểu cảm tưởng với các
phóng viên rằng: “Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi đã được chứng
kiến một bài giảng biết đi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét