HIỆP SỐNG TIN MỪNG
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN A
Is 25,6-10a ; Pl 4,12-14.19-20 ; Mt 22,1-14
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN A
Is 25,6-10a ; Pl 4,12-14.19-20 ; Mt 22,1-14
Y
PHỤC DỰ TIỆC CƯỚI NƯỚC TRỜI LÀ LÒNG SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
(1) Đức
Giê-su lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: (2) “Nước Trời cũng
giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. (3) Nhà vua sai
đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự
tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. (4) Nhà vua lại sai những đầy tớ
khác đi, và dặn họ: “Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: “Này
cỗ bàn, ta đã dọn xong. Bò tơ và thú béo đã hạ rồi. Mọi sự đã
sẵn. Mơi quý vị đến dự tiệc cưới !” (5) Nhưng quan khách không thèm
đếm xỉa tới, lại bỏ đi: Kẻ thì đi thăm trại, người thi đi buôn. (6)
Còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết
chết. (7) Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát
nhân ấy, và thiêu hủy thành phố của chúng. (8) Rồi nhà vua bảo đầy
tớ: “Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không
xứng đáng. (9) Vậy các ngươi đi ra các ngả đường, gặp ai cũng mời
hết vào tiệc cưới. (10) Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai,
bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy
thực khách. (11) Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát thực khách dự
tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục tiệc cưới (12) mới hỏi
người ấy: “Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ
cưới ?” Người ấy câm miệng không nói được gì. (13) Bấy giờ, nhà vua
bảo những người phục dịch: “Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ
tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng ! (14)
Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít”.
2.
Ý CHÍNH: DỤ NGÔN TIỆC CƯỚI
Đức Giê-su trình bày dụ ngôn
tiệc cưới, ám chỉ lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa qua hai giai đoạn
chính như sau: Đầu tiên Thiên Chúa tuyển chọn và mời gọi dân riêng
Ít-ra-en gia nhập vào Nước Trời do Đấng Thiên Sai thiết lập, nhưng họ
đã từ chối tình thương cứu độ của Người. Tiếp đến, Thiên Chúa mời
gọi tất cả các dân tộc gia nhập Nước Trời.
Tuy nhiên muốn được tham
dự vào bàn tiệc Nước Trời đời sau, đòi người ta phải mặc y phục lễ
cưới, tức là phải có “lòng ăn năn sám hối và tin vào Tin mừng” do
Chúa Giê-su rao giảng. Ai cố tình không mặc y phục lễ cưới sẽ không
được vào dự tiệc Nước Trời.
3.
CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Nước Trời giống như chuyện một vua
kia mở tiệc cưới cho con mình: Thiên Chúa khai mở bữa tiệc
thời Thiên Sai bằng việc cho Con Một Người xuống thế làm người (x. Mt
24,1-12; Kh 19,9). Tuy dụ ngôn về tiệc cưới của hoàng tử, nhưng lại đề
cập nhiều đến thái độ phải có của các khách được mời đến tham dự.
+
Nhà vua sai đầy tớ: Đầy tớ ám chỉ các ngôn sứ (x. ls 25,6). + Đi
thỉnh các quan khách đã được mời trước: Quan khách ám chỉ dân
Ít-ra-en được Thiên Chúa ưu tuyển. + Nhưng họ không chịu đến: Các
đầu mục đã hướng dẫn dân Ít-ra-en khinh thường lời mời của Thiên
Chúa.
- C 4-6: + Nhà vua lại sai những đầy tớ khác
đi:
Điều này cho thấy lòng khoan dung của Thiên Chúa. Ngài luôn kiên nhẫn
trước thái độ bất trung ngỗ nghịch của Ít-ra-en dân riêng của Ngài. +
Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: Họ không
đếm xỉa tới lời mời vì không tin vào các ngôn sứ do Thiên Chúa sai
đến. + Kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn: Đi thăm trại
hay đi buôn bán là những lý do biện minh cho hành động không đến tham
dự bữa tiệc cưới, cho thấy dân ít-ra-en đã coi trọng của cải vật
chất và các việc trần gian hơn lời hứa cừu độ của Thiên Chúa. +
Còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết
chết: Các đầu mục đã xúi dân bắt bớ giết hại các ngôn sứ
là những gia nhân do Thiên Chúa sai đến. Điều này cho thấy tội bất
trung của họ đã lên đến tột cùng và đáng bị trừng phạt.
- C 7-8: + Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ: Sự dửng dưng, từ chối
và còn giết hại các ngôn sứ thời Cựu ước và các Tông đồ thời Tân
ước khiến cho Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ. + Sai quân đi tru diệt bọn sát
nhân ấy: Sự cố chấp chống lại tình thương cứu độ, khiến dân
Do Thái không còn xứng đáng được hưởng sự khoan dung nữa và đáng bị
trừng phạt. + Và thiêu hủy thành phố của chúng: Việc thiêu hủy
thành phố ám chỉ biến cố thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy bình địa
vào năm 70 sau Công nguyên. Điều này cho thấy Tin mừng Mát-thêu được
biên sọan vào sau năm 70, khi ấy tác giả đã được chứng kiến cảnh hoang
tàn đổ nát của thành Giê-ru-sa-lem. + Những kẻ đã được mời lại không xứng
đáng: Ơn cứu độ đã được hứa ban cho dân Ít-ra-en, nhưng họ lại
không đáng được hưởng do thái độ dửng dưng và từ chối Nước Trời do
Đức Giê-su thiết lập.
- C 9-10: + Vậy các ngươi đi ra các ngả đường: Nhắc lại lệnh của
Đức Giê-su truyền cho các môn đệ trước khi về trời: “Vậy anh em hãy đi
và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19). Ra các ngả đường còn
nói lên tính phổ quát của ơn cứu độ như lời Đức Giê-su: “Từ phương
Đông phương Tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ
Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời
thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngòai, ở đó người ta sẽ phải
khóc lóc nghiến răng” (Mt 8,11-12). + Gặp ai bất luận xấu tốt cũng tập
hợp cả lại: Câu này cho thấy ý của Thiên Chúa là muốn cho
tất cả mọi người đều được vào Nước Trời (x. Mt 9,13). +
Phòng tiệc cưới đã đầy thực khách: Từ nay Hội thánh gồm đủ
mọi dân tộc và mọi thành phần tốt xấu trong xã hội. Ở đây cũng
nhắc lại ý nghĩa của dụ ngôn Cỏ lùng (x. Mt 13,24-30) và Chiếc lưới
(x. Mt 13,47-50).
- C 11-12: + Nhà vua tiến vào quan sát khách dự
tiệc: Sự
quan sát ám chỉ cuộc phán xét cuối cùng của Đức Giê-su, Đấng được
Thiên Chúa tôn lên làm “Chúa” (x. Pl 2,6-11) và làm “Vua” xét xử muôn
dân (x. Mt 25,31-46). Tuy “Hội thánh lữ hành” ở trần gian còn bao gồm cả
người tốt lẫn kẻ xấu, nhưng “Hội thánh chiến thắng” trên trời lại
chỉ gồm những người đã trải qua cuộc phán xét chung. Khi ấy chỉ những
người có đức tin, thể hiện qua lối sống khiêm tốn phục vụ mới được
tham dự bàn tiệc Nước Trời. + Có một người không mặc y phục lễ
cưới: Trong Thánh Kinh không chỗ nào đề cập đến tục lệ chủ
nhà sắm quần áo cưới cho quan khách đến dự tiệc mặc trước khi vào
phòng tiệc nhưng chỉ cần họ ăn mặc lịch sự là đủ. Y phục lễ cưới ở
đây ám chỉ chiếc áo trắng chiến thắng (x. Kh 7,9b), áo chính trực
công minh (x. Is 61,10) và công chính (x. Mt 5,16.20), tượng trưng con
người mới công chính thánh thiện (x. Ep, 4,24), giống như Hiền thê được
trang điểm và được mặc áo sáng chói tinh tuyền đi đón Con Chiên (x. Kh
19,8). Tóm lại, y phục lễ cưới chính là chiếc áo trắng tinh khi chịu
phép rửa tội. + Người ấy câm miệng không nói được gì: Người không mặc
y phục lễ cưới đã không thể biện minh cho thái độ khinh thường chủ
tiệc của mình.
- C 13-14: + Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ
tối tăm bên ngoài:
Đây là những hình phạt tượng trưng cho hỏa ngục, nơi dành cho những
kẻ sống bất chính và thù ghét Thiên Chúa. Nơi đó họ sẽ phải khóc lóc
đau khổ và nghiến răng tủi hờn. + Kẻ được gọi thì nhiều mà người
được chọn thì ít: Nhiều ít không phải về số lượng, nhưng
đúng hơn là sự non kém. Nên câu này có thể được dịch lại như sau:
“Kẻ được gọi thì đông hơn, và người được chọn thì ít hơn”. Câu này
lẽ ra được đặt ngay sau dụ ngôn Tiệc Cưới. Vì người được gọi thì
rất nhiều “chật ních phòng tiệc”, và chỉ có người được mời trước
từ chối và “một người không mặc áo cưới bị loại ra mà thôi (x. Lc
13,22-30). Việc người được gọi thì nhiều mà được chọn thì ít không
phải do Thiên Chúa không mời, nhưng tại loài người đã cố tình từ
chối lời mời của Thiên Chúa, hay vì không mặc áo cưới công chính tinh
tuyền, không sống giới răn yêu thương của Chúa Giê-su (x. Mt 3,8 ; 5,20 ;
7,21 ; 13,48 ; 21,32).
4.
HỎI ĐÁP:
- Hỏi 1: So sánh dụ ngôn Tiệc cưới trong hai Tin mừng Mát-thêu (22,1-14)
và Lu-ca (14,16-24), ta thấy Tin mừng Lu-ca không nói đến việc ông vua
phát hiện ra có một kẻ không mặc áo cưới và trừng phạt y. Vậy Tin
mừng nào thuật lại đúng hơn ?
ĐÁP:
Ngày nay một số nhà chú giải nghĩ rằng: dụ ngôn Tiệc Cưới do Đức Giê-su giảng thực ra đã chấm dứt ngay sau khi vua cho mời những kẻ nghèo khó, tàn tật mù què vào đầy phòng tiệc, để thế chỗ cho những kẻ được mời mà không đến (x. Lc 14,16-24; Mt 22,1-10). Còn phần sau trong Tin mừng Mát-thêu (22,11-14) thực ra là một dụ ngôn khác, là dụ ngôn “Áo Cưới”, nhưng đã được đặt liền sau dụ ngôn “Tiệc Cưới”.
Ngày nay một số nhà chú giải nghĩ rằng: dụ ngôn Tiệc Cưới do Đức Giê-su giảng thực ra đã chấm dứt ngay sau khi vua cho mời những kẻ nghèo khó, tàn tật mù què vào đầy phòng tiệc, để thế chỗ cho những kẻ được mời mà không đến (x. Lc 14,16-24; Mt 22,1-10). Còn phần sau trong Tin mừng Mát-thêu (22,11-14) thực ra là một dụ ngôn khác, là dụ ngôn “Áo Cưới”, nhưng đã được đặt liền sau dụ ngôn “Tiệc Cưới”.
- Hỏi 2:
Ông vua có bất công không khi phạt một người khách không mặc y phục lễ
cưới chỉ vì bất ngờ được mời, nên không có thời gian chuẩn bị trước.
Hơn nữa, do được mời ở ngã ba đường và bị ép vào phòng tiệc, thì
lấy đâu ra áo cưới ?
ĐÁP:
Những ai nhận đây là hai dụ ngôn được ghép lại thành một thì sẽ không có thắc mắc gì về vấn đề áo cưới, vì ai cũng có thời giờ chuẩn bị trước ở nhà. Tuy nhiên ngay cả trường hợp được mời đột xuất thì việc phạt người không mặc áo cưới cũng không bất công. Vì tại sao bao nhiêu người khác cũng được mời bất ngờ như vậy mà vẫn có thể mặc y phục lễ cưới ? Hơn nữa, khi bị hạch hỏi, người không mặc áo cưới này lại làm thinh, không bào chữa gì được cho hành vi của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là một câu chuyện dụ ngôn, nên cần quan tâm đến bài học dụ ngôn muốn dạy, hơn là để ý đến các chi tiết khác. Điều dụ ngôn muốn dạy là: Kẻ không mặc áo cưới là kẻ cố tình không chịu sám hối và tin vào tin Mừng, nên không đủ điều kiện vào dự tiệc mà còn bị quăng vào hỏa ngục đời đời.
Những ai nhận đây là hai dụ ngôn được ghép lại thành một thì sẽ không có thắc mắc gì về vấn đề áo cưới, vì ai cũng có thời giờ chuẩn bị trước ở nhà. Tuy nhiên ngay cả trường hợp được mời đột xuất thì việc phạt người không mặc áo cưới cũng không bất công. Vì tại sao bao nhiêu người khác cũng được mời bất ngờ như vậy mà vẫn có thể mặc y phục lễ cưới ? Hơn nữa, khi bị hạch hỏi, người không mặc áo cưới này lại làm thinh, không bào chữa gì được cho hành vi của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là một câu chuyện dụ ngôn, nên cần quan tâm đến bài học dụ ngôn muốn dạy, hơn là để ý đến các chi tiết khác. Điều dụ ngôn muốn dạy là: Kẻ không mặc áo cưới là kẻ cố tình không chịu sám hối và tin vào tin Mừng, nên không đủ điều kiện vào dự tiệc mà còn bị quăng vào hỏa ngục đời đời.
LM ĐAN VINH - HHTM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét