HIỆP SỐNG
TIN MỪNG
CHÚA NHẬT
32 THƯỜNG NIÊN A
Kn 6,12-16;
1 Tx 4,13-18; Mt 25,1-13
KHÔN
NGOAN TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN
1.
TIN MỪNG: Mt 25,1-13
(1) Bấy
giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn của mình
ra đón chú rể. (2) Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn.
(3) Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. (4) Còn những
cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. (5) Vì chú rể đến
chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.(6) Nửa đêm có tiếng la lên:
“Kìa chú rể, ra đón đi !” (7) Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều
thức dậy, và sửa soạn đèn. (8) Các cô dại nói với các cô khôn rằng:
“Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, vì đèn của chúng em
tắt mất rồi !” (9) Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và cho
các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn. (10) Đang lúc các cô
đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể
vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. (11) Sau cùng, mấy
trinh nữa kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài ! Mở cửa cho chúng
tôi với !”. (12) Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết
các cô !”. (13) Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày
nào, giờ nào”.
2.
Ý CHÍNH:
Đức Giê-su sẽ đến lần thứ hai
vào ngày tận thế để phán xét và mở Tiệc cưới Nước Trời. Chỉ
những người khôn biết luôn tỉnh thức và trong tư thế sẵn sàng mới
được vào dự. Còn những người dại không thực hành tình mến Chúa yêu
người, sẽ bị lọai ra bên ngòai. Đức Ki-tô sẽ đến bất ngờ vào giờ
chết của mỗi người hay trong ngày tận thế chung cả nhân lọai. Do đó,
mọi tín hữu cần luôn tỉnh thức và chuẩn bị sẵn dầu đèn là ơn
thánh để bất cứ khi nào Chúa đến, họ cũng được vào tham dự bữa
tiệc vui với Người
3.
CHÚ THÍCH:
-
C 1-2: + Mười cô trinh nữ: Trinh nữ là các thiếu
nữ chưa chồng. + Cầm đèn của mình ra đón chú rể: Dụ ngôn dựa theo
phong tục cưới xin của dân Do thái thời Đức Giê-su. Việc cưới xin
thường diễn ra vào ban đêm. Mấy hôm trước ngày cưới, hai bên đàng trai
đàng gái đặt tiệc riêng đãi bà con bạn bè của mình. Rồi đến chính
ngày cưới, hai họ nhập lại chung để ăn uống tại bên họ nhà trai. Nghi
thức quan trọng nhất trong đêm rước dâu như sau: Chập tối, chàng rể
cùng các phù rể cầm đuốc lên đường đến nhà đàng gái. Khi đó cô dâu
và các cô phù dâu có bổn phận sửa soạn đèn chờ họ đàng trai. Khi
chàng rể đến đón dâu, đám rước sẽ khởi hành đi về nhà trai và nhập
bàn tiệc. Các cô phù dâu phải mang theo bình dầu và cầm đèn cháy
sáng đứng chung quanh cô dâu chú rể trong nghi thức khai mạc tiệc cưới.
-
C 3-4: + Năm cô dại: Dại vì không biết tiên
liệu nên đã không đem bình dầu theo, hoặc có đem mà không đủ dùng, nên
khi chàng rể đến thì đèn đã bị tắt. Là người có nhiệm vụ phải đi
đón chú rể, nhưng các cô lại không quan tâm chu toàn bổn phận của mình.
Các cô dại này ám chỉ những kẻ không có đức tin hay các tín hữu
lười biếng dự lễ cầu nguyện và không sống theo Lời Chúa, nên sẽ không
đủ điều kiện được vào thiên đàng đời sau. + Năm cô khôn: Khôn vì
biết tiên liệu nhìn xa, nên mang theo đủ dầu đi đón chàng rể giữa lúc
đêm khuya. Đây là những tín hữu biết xây nhà đức tin trên nền đá vững
chắc nhờ lắng nghe và thực hành Lời Chúa (x. Mt 7,24). Họ có nếp
sống đạo đức và được dồi dào ân sủng của Chúa, luôn sống đức tin
bằng thực thi đức cây và đức mến. Họ sẽ xứng đáng được Chúa đón
nhận vào thiên đàng trong giờ chết của mỗi người và ngày tận thế chung
của nhân lọai.
-
C 5-6: + Vì chàng rể đến chậm: Chàng rể là Đức Ki-tô
sẽ đến bất ngờ vào giờ chết mỗi cá nhân hay ngày tận thế chung để
phán xét. + Nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả: Thiếp đi và ngủ
diễn tả sự “thức lâu chầu mỏi !”. Tuy vậy các cô khôn vẫn có thể ra
đón Chúa đến bất ngờ vì luôn chuẩn bị dầu đèn đầy bình. Cũng vậy,
người công chính sẽ trong tư thế sẵn sàng nhờ năng lãnh các phép bí
tích và thực hành giới răn mến Chúa yêu người. + Nửa đêm: Là thời
gian nối tiếp giữa ngày hôm trước với ngày hôm sau, ám chỉ giờ chết
là sự chuyển tiếp từ cuộc sống trần gian sang cuộc sống đời sau.
Ngòai ra nửa đêm còn là lúc người ta dễ ngủ say và mất cảnh giác
nhất. + Kìa chú rể, hãy ra đón đi: Chú rể ám chỉ Chúa Ki-tô
sẽ đến trong giờ chết của mỗi chúng ta hay đến với chung với nhân
loại trong ngày tận thế.
-
C 7-9: + Xin các chị cho chúng em
chút dầu của các chị: Tới giờ chết các cô dại mới ý thức về sự dại
khờ của mình thì đã quá muộn. + Các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn:
Vì khi đó chẳng thể cậy nhờ ai khác giúp đỡ cho mình được nữa.
-
C 10-11: + Chính khi họ đi mua dầu là
lúc chú rể đến:
Đừng đợi tới giờ chết mới hồi tâm sám hối thì không còn kịp. Ta cần
luôn sống theo ý Chúa ngay khi còn sống. + Những cô đã sẵn sàng được
đi theo chú rể vào dự tiệc cưới: Những người luôn sống kết
hiệp với Chúa thì sẽ ở trong tư thế sẵn sàng ra đón Đức Ki-tô bất cứ
khi nào. + Và cửa đóng lại: Giờ chết là lúc chấm dứt số phận
mỗi người. Những ai được vào dự tiệc cưới sẽ được hưởng hạnh phúc
muôn đời. Còn những kẻ bên ngoài sẽ không được vào dự tiệc Nước Trời.
+
Thưa Ngài xin mở cửa cho chúng tôi: Lời cầu xin này nhắc lại
lời Đức Giê-su: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy
Chúa ! Là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn
của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Cũng như trong dụ ngôn “Tiệc cưới”, Những ai cố tình chống lại Thiên
Chúa, hoặc không tin và không sống giới răn bác ái yêu thương sẽ bị
loại khỏi thiên đàng đời sau (x. Mt 22,13).
-
C 12: + Tôi không biết các cô: Giờ chết là giờ phán
xét công thẳng và những ai cố tình không tin vào Chúa Giê-su sẽ không
được hưởng ơn cứu độ của Người. + Vậy anh em hãy canh thức: Đây
là chủ đích của Đức Giê-su khi dạy dụ ngôn này. + Vì anh em không biết ngày
nào, giờ nào: Không biết giờ Chúa sẽ kêu gọi là giờ chết sẽ
đến vào lúc nào. Chính thái độ tỉnh thức sẵn sàng sẽ giúp người ta
sống trong ơn nghĩa Chúa và làm các việc lành ngay khi đang còn sống.
4.
CÂU HỎI:
1) Mười cô
trinh nữ được phân biệt ra hai lọai khôn và dại là do yếu tố nào ?
2)
Chi tiết các cô trinh nữ không được vào dự tiệc cưới Nước Trời nhằm
dạy chúng ta bài học gì về đức tin ?
LM ĐAN VINH
- HHTM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét