THÁI
ĐỘ KHÔN NGOAN CỦA MỘT CẬN THẦN KHI CAN GIÁN VUA:
Vua Cảnh Công nuớc Tề, có một con
ngựa qúi, giao cho một người hầu chăn nuôi. Một hôm con ngựa tự nhiên lăn ra
chết. Vua giận lắm, cho là người hầu kia đã giết ngựa, liền sai quân đến bắt
mang về kết án phanh thây và sai lính thi hành.
Án Tử ngồi chầu,
thấy thế vội ngăn lại và hỏi nhà vua :
- Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa
phanh thây người thì bắt đầu từ đâu trước ?
Cảnh Công ngơ ngác nói :
- Thôi hãy buông ra, đem giam hắn
xuống ngục để sẽ trị tội sau.
Án Tử nói rằng :
- Tên này chưa biết rõ tại sao mình
phải bị chết, nên có thể sẽ nghĩ mình bị chết oan. Tôi xin vì vua kể
rõ tội nó r trước đã, rồi hãy tống ngục cũng chưa muộn.
Vua nói :
- Phải.
Án Tử kể tội rằng : ”Nhà ngươi có ba
tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là một tội đáng chết. Lại để
chết con ngựa rất qúi của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một
con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán
vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua. Ngươi làm chết một con ngựa mà để cho
dân chúng oán giận vua, nước ngoài dòm ngó thôn tính nước ta là ba tội đáng
chết. Ngươi đã biết chưa ? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục...”.
Cảnh Công nghe xong ngậm ngùi than
rằng :
- Thôi, hãy tha cho nó ! Kẻo ta sẽ
mang tiếng là kẻ bất nhân.
Qua câu chuyện
trên ta thấy người xưa có những cách sửa lỗi khôn ngoan sâu sắc, có thể tóm lại
như sau :
Chân thành kính trọng người được sửa lỗi;
Luôn ý thức giữ thể
diện cho họ chứ không chà đạp tự ái của họ;
Cần khiêm tốn nhận mình cũng có nhiều
lỗi lầm để họ không bị mặc cảm;
Đừng kết tội ngay mà hãy đặt câu hỏi giúp họ tự
nhận ra lỗi lầm, rồi kiên nhẫn lắng nghe và khích lệ họ sửa lỗi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét